Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Tiếng đàn bầu




TIẾNG ĐÀN BẦU
Thơ: Lữ Giang Nhạc: Nguyễn Đình Phúc Thể hiện: Trọng Tấn Lắng tai nghe đàn bầu, thánh thót trong đêm thâu Tiếng đàn bầu của ta cung thanh là tiếng mẹ cung trầm là giọng cha ngân nga em vẫn hát tích tịch tình tình tang tích tịch tình tình tang Tiếng đàn bầu Việt Nam ngân tiếng vang trong gió Ôi! cung thanh cung trầm cung lòng người sâu thẳm Việt Nam Hồ Chí Minh Việt Nam Hồ Chí Minh Tiếng đàn bầu thuở xưa cung thương Kiều nức nở than mình chẳng tự do bi ai dân mất nước não ruột từng đường tơ não ruột từng đường tơ Tiếng đàn bầu ngày nay như tiếng người chiến thắng đang vang vang ca rằng Ta đời đời ơn Đảng Việt Nam ngời vinh quang Việt Nam ngời vinh quang. *** ** Tiếng đàn bầu của ta cung thanh là tiếng mẹ cung trầm là giọng cha ngân nga em vẫn hát tích tịch tình tình tang tích tịch tình tình tang Tiếng đàn bầu Việt Nam ngân tiếng vang trong gió Ôi! cung thanh cung trầm cung lòng người sâu thẳm Việt Nam Hồ Chí Minh Việt Nam Hồ Chí Minh

Video yêu thích
GIOT MUA THU- Dan Bau PHAM DUC THANH (danbau.com

Beauty Plays Traditional Vietnamese Music


Dạ cổ hoài lang, sáng tác Cao Văn Lầu


DAN BAU VIET NAM- LY KEO CHAI (danbau.com)
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam Trở về trang chính Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Kim on Twitter, Kim on Facebook, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Võ Nguyên Giáp 1





Phim tài liệu Lịch Sử Việt Nam với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Hoàng Kim, HỌC MỖI NGÀY,DANH NHÂN VIỆT
Video YouTube chất lượng cao
Thu thập tư liệu về vị đại tướng huyền thoại

Võ Nguyên Giáp 2




Phim tài liệu Lịch Sử Việt Nam với Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Hoàng Kim HỌC MỖI NGÀY
Video YouTube chất lượng cao
(Thu thập thông tiin về vị đại tu71ng huyền thoại

Võ Nguyên Giáp 3




Phim tài liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp của đài truyền hình Thái Nguyên


HoangKim HỌC MỖI NGÀY
Video YouTube chất lượng cao
(Thu thập thông tin về vị tướng huyền thoại)

Tiếng Việt. Nhạc: Lê Tâm, thơ: Lưu Quang Vũ. Biểu diễn: Ngô Hồng Quang



HoangKim HỌC MỖI NGÀY
Video YouTube chất lượng cao
(Sưu tầm)

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

Video và tư liệu về GS. Nguyễn Văn Huyên


FOODCROPS. 36pho.vn TV chuyên mục "Người Hà Nội kể chuyện" đã làm một chương trình đặc biệt về GS. TS. Nguyễn Văn Huyên- Cố Bộ trưởng Giáo dục Việt Nam (giai đoạn 1946-1975) nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Ba mươi năm làm Bộ trưởng giáo dục đó cũng là 30 năm nước nhà có một nền giáo dục êm thấm và gặt hái được nhiều thành công. Đây là thời kỳ lịch sử nước ta đã có một cuộc cách mạng văn hóa sâu rộng, đồng thời giáo dục phổ thông phát triển mạnh, xóa nạn mù chữ hơn 90% dân số, hệ thống các trường chuyên nghiệp, đại học được mở rộng. Dân trí được nâng cao, lực lượng lao động có khoa học có kỹ thuật được đào tạo sâu hơn. Một người thầy luôn tận tụy đối với ngành, luôn động viên giúp đỡ nhiệt tình, luôn đi sâu đi sát thực tiễn. Xem toàn bộ bài tại http://36pho.vn và video tại đây.

Đọc thêm bài Nguyễn Văn Huyên trên Từ điển Bách khoa Việt Nam và Wikipedia tiếng Việt. Giáo sư Trấn Quốc Vượng nhận xét: Ông (Nguyễn Văn Huyên)là một nhà khoa học nhân văn lớn và hiện đại đầu tiên ở nữa đầu thế kỹ XX này. (trong bài "Nguyễn Văn Huyên và không gian văn hóa Việt vùng châu thổ Bắc Bộ", sách "Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm", trang 928)

GS. Nguyễn Văn Huyên - Nhà giáo dục mang đậm phong cách Hồ Chí Minh



NGUYỄN VĂN HUYÊN

Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 3, trang 191.

NGUYỄN VĂN HUYÊN (16/11/1908 – 19/10/1975), nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục Việt Nam. Sinh tại Hà Nội. Người Việt Nam đầu tiên bảo vệ luận án tiến sĩ văn chương tại Trường Đại học Xoocbon (Sorbonne; Pari, 1934).

Năm 1935, về nước, khước từ làm quan, chọn nghề dạy học. Những năm 1935 – 1938, dạy ở Trường Bưởi; Ủy viên Thường trực Trường Viễn Đông Bác Cổ. Tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ (1938 – 1945). Sau Cách mạng tháng Tám, Tổng giám đốc Đại học Vụ kiêm Giám đốc Viễn Đông Bác Cổ Học viện. Những năm 1946 – 1975, Bộ trưởng Bộ Giáo dục nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đại biểu Quốc hội các khóa II – V, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Để lại nhiều bài nghiên cứu có giá trị như “Phù Đổng”, “Thành hoàng Lý Phục Man”, “Lịch sử thành lập một làng ở Bắc Kỳ”, “Hát đám cưới của người Thổ ở Lạng Sơn, Cao Bằng”... và hai cuốn sách (bằng tiếng Pháp): “Sự phụng thờ thần thánh ở nước Nam” (1944), “Văn minh nước Nam” (1944), tập hợp trong chuyên khảo lớn “Góp phần xây dựng văn hóa Việt Nam”.

Trong lĩnh vực giáo dục, Nguyễn Văn Huyên đã trực tiếp chỉ đạo và tham gia xây dựng nền giáo dục mới của Việt Nam. Tác phẩm về lĩnh vực này: “16 năm phát triển giáo dục quốc dân Việt Nam (1945 – 60)”, “Tiếng Việt một vũ khí sắc bén để xây dựng nền giáo dục dân tộc” (trong cuốn “Tiếng Việt và dạy đại học bằng tiếng Việt”, tập hợp lại trong tập sách “Những bài nói và viết về giáo dục”. Các công trình khoa học của ông in trong “Toàn tập Nguyễn Văn Huyên” gồm 3 tập. Giải thưởng Hồ Chí Minh về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (2000).

Nguồn: Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 3, trang 191.

NGUYỄN VĂN HUYÊN

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nguyễn Văn Huyên (1908-1975) là một Giáo sư, tiến sỹ, nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Ông cũng là người giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam trong thời gian dài nhất với 28 năm, 350 ngày.

Tiểu sử
Ông sinh ngày 16 tháng 11 năm 1908 tại Hà Nội, nguyên quán tại xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Thân phụ ông là công chức cho chính quyền thuộc địa Pháp và mất khi ông mới 8 tuổi, mẹ làm nội trợ.

Năm 18 tuổi, ông và người em trai là Nguyễn Văn Hưởng[1] được gia đình cho đi Pháp du học. Ông học tú tài rồi Cử nhân Văn khoa năm 1929, Cử nhân Luật năm 1931 tại Đại học Sorbonne. Trong thời gian nghiên cứu Tiến sĩ ở Pháp, ông dạy học tại Trường Ngôn ngữ Đông phương. Năm 1934 ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn khoa tại Đại học Sorbonne, Paris[2] với luận án chính "Hát đối đáp nam nữ thanh niên ở An Nam" và luận án phụ "Nhập môn nghiên cứu nhà sàn ở Đông Nam Á". Hai bản luận án này được xếp loại xuất sắc, được in thành sách và xuất bản ở Pháp với sự hoan nghênh của giới chuyên môn Pháp, Đức, Hà Lan...

Năm 1935 ông trở về nước, khước từ làm quan, dạy học tại Trường Bưởi (trường Bảo hộ), Ban Tú tài bản xứ. Năm 1936 ông kết hôn với tiểu thư Vi Kim Ngọc, con gái Tổng đốc Thái bình Vi Văn Định. Năm 1938 ông tham gia Hội truyền bá chữ quốc ngữ và chuyển sang nghiên cứu tại Trường Viễn Đông Bác cổ với chức danh Uỷ viên thường trực, năm 1941 ông là Uỷ viên Hội đồng nghiên cứu khoa học Đông dương. Năm 1938, ông giúp thành lập bộ môn Lịch sử văn minh Việt Nam tại trường Đại học Luật Hà Nội.

Trong cuộc Cách mạng tháng Tám, ông là một trong những người đại diện trí thức Thủ đô ký bức điện yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị, nhường quyền kiểm soát đất nước cho nhân dân. Sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử giữ chức Giám đốc Đại học vụ, Bộ Quốc gia giáo dục kiêm Giám đốc Viện Bác cổ. Tháng 11 năm 1946, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục) của Chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và giữ chức vụ này trong 29 năm cho đến khi mất vào tháng 10 năm 1975 dù không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam từ khoá 2 đến khoá 7, uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ông qua đời ngày 19 tháng 10 năm 1975 tại Hà Nội.

Công trình nghiên cứu

Ông để lại một số công trình, bài nghiên cứu về văn hoá, chủ yếu là văn hoá Việt Nam, trong đó đáng chú ý là:
• Sự thờ phụng thần thánh ở nước Nam (1944).
• Văn minh nước Nam (1944).
• Toàn tập Nguyễn Văn Huyên (2000).

Đóng góp

Ông được giới chuyên môn ở Việt Nam đánh giá là người đã cùng học giả Đào Duy Anh đặt nền móng cho nghiên cứu văn hoá, văn minh Việt Nam. Các nghiên cứu của ông góp phần khẳng định người Việt Nam có tín ngưỡng của riêng mình thể hiện qua việc thờ thành hoàng như Phù Đổng, Tản Viên, Chử Đồng Tử. Thông qua các nghiên cứu với phương pháp và cách tiếp cận khoa học của Nguyễn Văn Huyên về văn học dân gian, lễ hội truyền thống, kiến trúc, địa lý học lịch sử, cấu trúc giai tầng trong xã hội, người ta có thể nhận thấy tinh thần, tâm lý dân tộc Việt Nam. Nhà sử học Trần Quốc Vượng đã viết: "Ông, là một nhà khoa học nhân văn lớn và hiện đại đầu tiên ở nửa đầu thế kỷ 20 này"..."Giới nghiên cứu trẻ/già hôm nay còn được học và phải học ở ông nhiều về phương pháp luận và các phương pháp tiếp cận những sự kiện nhân văn, vừa cụ thể vừa tổng thể."[3]

Ông có những đóng góp quan trọng và quyết định trong xây dựng nền giáo dục của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tôn chỉ và tâm huyết của ông trong sự nghiệp xây dựng nền giáo dục ấy được Nguyễn Văn Huyên thể hiện qua bài diễn văn nổi tiếng đọc trong lễ khai giảng năm học đầu tiên của Đại học quốc gia Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 1945: "Trong buổi lễ hôm nay, anh em giáo sư và sinh viên chúng tôi muốn tỏ rõ cho thế giới biết rằng trong giờ phút nghiêm trọng của tiền đồ Tổ quốc này, dân tộc Việt Nam, ngoài công cuộc đấu tranh bằng xương máu trên chiến địa cũng nỗ lực tham gia vào công cuộc tiến triển văn hoá của nhân loại. Chúng tôi muốn rằng nền đại học mới này là một lực lượng mạnh trong những lực lượng của Việt Nam. Chúng tôi muốn nó làm một thành luỹ để trường kỳ kháng chiến phục hồi hoàn toàn lãnh thổ, và giải phóng tinh thần cho dân tộc chúng tôi là một dân tộc văn hiến có ngoài nghìn năm lịch sử độc lập và đã tự gây nên một nền văn minh đặc sắc trên ven bể Thái bình dương này." [4]

Tặng thưởng

Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 (năm 2000) về khoa học xã hội và nhân văn, huân chương Độc lập hạng nhất. Tên ông được đặt cho một phố chạy ngang qua Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ở Hà Nội nơi con trai ông, PGS. TS. Nguyễn Văn Huy, làm giám đốc (1995-2006). Ngoài ra, tên của ông còn được đặt tên cho một trường Trung học cơ sở ở quê hương ông (huyện Hoài Đức - Hà Nội) trên địa bàn xã Sơn Đồng; và một trường Trung học phổ thông ở tỉnh Tuyên Quang. Gia đình ông cũng đã thành lập Trường Nguyễn Văn Huyên ở quận Đống Đa, Hà Nội, do con gái thứ hai của ông, PGS. TS. Nguyễn Bích Hà, làm hiệu trưởng.

Gia đình

Phu nhân là bà Vi Kim Ngọc; con trai là PGSTS. Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (từ 1995 đến 2006). [5]

Tham khảo

• Trần Quốc Vượng, Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn hoá Dân tộc - Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, 2000.

Chú thích

1. ^ Sau là Luật sư, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1946-1958.
2. ^ Bách khoa toàn thư Việt Nam truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2008.
3. ^ Trần Quốc Vượng, Tr.945.
4. ^ Nguyễn Văn Huyên - Nhà bác học cả cuộc đời gắn bó với sự nghiệp khoa học và giáo dục nước nhà trên web của Đại học Quốc gia, truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2008.
5. ^ Trần Duy Hiển (Báo CAND Tết 2011), “Nguyễn Văn Huyên - Một tấm gương về nhân cách”, Báo Công an nhân dân điện tử - CAND Online, 04/02/2011. Truy cập 04/02/2011. Bản chính được lưu trữ ngày 04/02/2011.

Liên kết ngoài

• Nguyễn Văn Huyên ở ngọn nguồn sự nghiệp "trồng người" mới
• Nỗi lòng của "ông nghè Tây học" làm Bộ trưởng Giáo dục
• Những kỷ niệm về Cố Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên
(Phóng sự Video: 36pho.vn & WikiHanoi.vn thực hiện)
• Nhà giáo dục mang đậm phong cách Hồ Chí Minh | 36pho.vn
• Trường THPT Nguyễn Văn Huyên Tuyên Quang


Thể loại: Sinh 1905 | Mất 1975 | Người Hà Nội | Nhà giáo trường Bưởi | Nhà giáo Việt Nam | Nhà dân tộc học Việt Nam | Nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam | Viện Viễn Đông Bác cổ | Tiến sĩ Việt Nam | Giáo sư Việt Nam | Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam | Đại biểu Quốc hội Việt Nam | Giải thưởng Hồ Chí Minh

FOODCROPS, KIMYOUTUBE

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

Teaching Channel and Lunch Poems

Teaching Channel là Kênh Dạy Học trên You Tube mà chúng tôi đang tìm tòi kết nối để nâng cao chất lượng dạy và học. Lunch Poems - Troung Tran là thơ tiếng Anh của một nhà thơ và nghệ sĩ thị giác gốc Việt. Các ấn phẩm The Book of Perceptions, Placing The Accents, dust and conscience đã được Trung tâm Thơ San Francisco trao tặng Giải thưởng Sách năm 2002 và Ủy ban Nghệ thuật San Francisco trao giải cá nhân Hãy nghe diễn từ của nhà thơ này trong buổi lễ nói trên. Rumi: Say I Am You (Sufi poem) là thơ nhạc hay và cảnh đẹp. Dạy và học tích cực hãy hướng đến CHÂN, THIỆN, MỸ



Lunch Poems - Troung Tran

Truong Tran is a poet and visual artist. His publications include, The Book of Perceptions, Placing The Accents, dust and conscience (awarded the San Francisco Poetry Center Book Prize in 2002), within the margin and Four Letter Words. He is the recipient of San Francisco Arts Commission Individual




Rumi: Say I Am You (Sufi poem)

TeachingChannel Kênh Dạy Học



http://www.youtube.com/user/TeachingChannel


http://www.youtube.com/education

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

Dạo chơi non nước Việt



Anh và em
Chúng mình cùng nhau
Dạo chơi non nước Việt !

Anh đưa em vào miền cổ tịch
Nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ
Sinh ra đồng bào mình trong bọc trứng
Thăm đền Hùng Phú Thọ
Ở Nghĩa Lĩnh, Việt Trì
Về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội
Thủ đô Việt Nam
Hồn thiêng sông núi tụ về
"Khắp vùng đồng bằng sông Hồng
Vùng núi và trung du phía Bắc
Không mẩu đất nào không lưu dấu tổ tiên
Để giành quyền sống

Suốt dọc các vùng
Từ duyên hải Bắc Trung Bộ
Đến duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Là sự nghiệp gian nan tiến thủ của tổ tiên
Để mở rộng hy vọng tương lai dân tộc" (1)

Tổ Quốc bốn nghìn năm
Giang sơn gấm vóc
Biết bao nơi lòng ta thầm ước
Một lần đến thăm

Anh đưa em lên Phù Vân
Giữa bạt ngàn Yên Tử
Nơi vũ trụ mắt soi ngoài biển cả
Đến Hạ Long
Hương Sơn
Phong Nha
Huế
Hải Vân
Non nước
Hội An
Thiên Ấn
Nha Trang
Đà Lạt
Về tổ ấm chúng mình
Ngọc phương Nam
Tình yêu muôn đời
Non nước Việt Nam !

Hoang Kim

 

Tản Viên


                                                                               Côn Sơn  
                                                  Linh Ứng

(xem tiếp)


Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam,
Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con 

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011

Em ơi ngước nhìn Phú Sỹ




Em ơi ngước nhìn Phú Sỹ
Núi cao trời xanh cỏ xanh

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011